Mục Lục
Xem video về tượng Phật A Di Đà đứng kiểu tịnh tông:
Nếu có người hỏi bạn rằng: “Chư Phật trong thập phương quá nhiều quá nhiều, tại sao quý vị lại niệm A Di Ðà Phật? Tại sao lại chuyên niệm A Di Ðà Phật mà không niệm đức Phật khác?”
Tôi hỏi các bạn, người nào trong quý vị có thể trả lời câu hỏi này? Chư Phật trong thập phương quá nhiều quá nhiều, tại sao quý vị lại chuyên niệm A Di Ðà Phật? Tại sao quý vị lại không niệm thập phương chư Phật? Có ai trả lời được không?
Câu trả lời đơn giản nhất là y chiếu theo kinh điển. Trong kinh Di Ðà có nói rằng đức Phật Thích Ca đã bốn lần khuyên chúng ta nên niệm Phật A Di Ðà. Kinh Di Ðà có thể chứng minh cho lời nói này. Ðức Phật dạy chúng ta niệm A Di Ðà Phật. Chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ. Ðây là câu trả lời dễ hiểu và đơn giản nhất. Nhưng nói như vậy không làm thoả mãn sự thắc mắc của người hỏi.
Tại sao đức Phật Thích Ca lại khuyên chúng ta niệm A Di Ðà Phật?
Không những là đức Phật Thích Ca. Mà như trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Ðà có nói rằng tất cả chư Phật Như Lai đều khuyên người niệm A Di Ðà Phật, như vậy nghĩa là thế nào?
Nếu bạn hiểu rõ chân tướng của vũ trụ (vũ trụ là danh từ mà xã hội đại chúng thường dùng. Trong Phật pháp dùng danh từ ‘pháp giới’) và nhân sanh. Thì bạn sẽ hiểu tại sao tất cả chư Phật đều khuyên chúng ta niệm A Di Ðà Phật. Cho nên câu hỏi này là một câu hỏi rất quan trọng, không phải là một vấn đề nhỏ! Chư vị có đọc qua trong kinh điển Ðại thừa, hình như là ở trong bài ‘Khóa tụng sáng tối’.
Như thế thì ý nghĩa này đã rõ ràng, A Di Ðà Phật là bổn danh (tên chung, tên gốc) của tất cả pháp giới chư Phật! Danh hiệu của [từng vị trong] tất cả pháp giới chư Phật là biệt hiệu của họ. A Di Ðà Phật là bổn danh của họ, cho nên gọi là ‘Pháp Giới Tạng Thân’. Tại sao lại nói ‘A Di Ðà Phật là tên chung của tất cả chư Phật’?
Danh hiệu này là từ tiếng Phạn dịch âm mà ra, dịch nghĩa là ‘Vô Lượng’. Chữ ‘A’ dịch là ‘Vô’, chữ Di Ðà dịch là ‘Lượng’, chữ Phật dịch là ‘Trí’ hay ‘Giác’. Quý vị thử nghĩ xem có đức Phật nào mà không là ‘Vô Lượng Trí’ và ‘Vô Lượng Giác’? Ðây là bổn danh (tên chung) của Phật, rất tương tợ với tên của đức Phật ‘Tỳ Lô Giá Na’ nhưng không giống nhau.
Trong 88 vị Phật có ‘Pháp Giới Tạng Thân A Di Ðà Phật’.
Tỳ Lô Giá Na cũng là bổn danh (tên chung) của tất cả chư Phật; ý nghĩa của tên này là Biến Nhất Thiết Xứ (Biến Khắp Mọi Nơi); A Di Ðà là dùng vô lượng trí biến khắp mọi nơi, vô lượng giác biến khắp mọi nơi; quý vị đem hai ý nghĩa này hợp lại thì vô cùng rõ ràng. Chúng ta phải hiểu rõ hàm ý chân chánh của danh hiệu Phật; vì thế cho nên tất cả chư Phật đều khuyên chúng ta niệm A Di Ðà Phật.
A Di Ðà Phật cũng là tên chung của tự tánh chúng ta. Trong kinh điển Ðại thừa đức Phật thường nói rằng tất cả hữu tình chúng sanh đều có Phật tánh. Tất cả vô tình chúng sanh đều có Pháp tánh (chữ ‘vô tình’ là chỉ thực vật và khoáng vật). Phật tánh và Pháp tánh là chỉ chung một tánh chứ không phải hai thứ tánh. Đây đều là tên chung của ‘tánh đức’. Trong hội giảng kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn nói với chúng ta. “Tất cả chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai’; tất cả chúng sanh bao gồm chúng ta.
Chúng ta vốn là Phật, mỗi người vốn là Phật, vốn là A Di Ðà, vốn là Tỳ Lô Giá Na. Nói cho quý vị biết bây giờ vẫn là (A Di Ðà Phật)! Không phải trong kinh quý vị thường thấy đến chữ ‘Tự tánh Di Ðà’ hay sao. Như vậy mỗi người trong chúng ta đều có ‘Tự tánh Di Ðà’! Tại sao vậy? Chúng ta mỗi người vốn có vô lượng trí, vốn có vô lượng giác. Trí giác này vốn là ‘biến khắp mọi nơi’.
Tất cả chúng sanh vốn thành Phật
Cho nên trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Viên Giác có nói ‘Tất cả chúng sanh vốn thành Phật’. Nhưng đức Phật không thường nói điều này; tại sao vậy? Tại vì sợ người nghe không hiểu và còn có thể sanh ra sự hiểu lầm. Ðức Phật rất ít nói như vậy, nhưng đó là sự thật. Hiện giờ tại sao lại biến thành phàm phu? Tại vì đã bạn mê. Mê rồi thì thế nào? Mê rồi thì bạn biến thành ngu si, bạn không có trí huệ, không còn giác nữa.
Tự tánh mê rồi, tự tánh A Di Ðà mê rồi, tự tánh Tỳ Lô Giá Na mê rồi, sự việc là như thế đó. Mê rồi thì làm phàm phu. Cảnh giới giác ngộ là cảnh giới của Phật, cảnh giới của giác ngộ là Cực Lạc thế giới, là Hoa Tạng thế giới. Mê rồi đem Cực Lạc thế giới và Hoa Tạng thế giới biến thành thế gian ngũ trược ác khổ của chúng ta hiện nay; sự việc là như thế đó.
Sưu Tầm internet
Tại Thuận Duyên chúng con ngoài cung cấp dòng sản phẩm tượng phật a di đà composite. Thì dòng sản phẩm tượng Phật bằng gỗ cũng được chế tác tinh xảo, giúp cho mỗi người khi lễ lạy đều sinh tâm hoan hỉ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.