Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ. Nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng. Tượng A Di Đà bằng gỗ
Phật A Di Đà luôn thương quý chúng sinh như người mẹ thương con. Dù cho con của mình hư hỏng, lắm tật và nhiều bệnh. Ngài luôn mở rộng vòng tay yêu thương để đón con mình trở về nhà. Có thể Đức Phật A Di Đà muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: (Tượng A Di Đà bằng gỗ)
Này các con của Ta, đó là thế giới Cực Lạc mà ta đã dựng lập lên. Để dành cho các con trở về để tịnh dưỡng và rồi để được giống như Ta vậy. Sau vô lượng kiếp trôi dài trong biển sinh tử luân hồi. Tượng A Di Đà bằng gỗ
Hạnh nguyện tiếp độ chúng sanh của Phật A Di Đà đã thể hiện rõ nét qua thánh tượng của Ngài. Phật A Di Đà, đứng trên hoa sen trụ giữa hư không, bên dưới là bể cả sóng dậy chập chùng. Mắt Ngài nhìn xuống, tay phải đưa lên ngang vai, tay trái duỗi xuống. Như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những chúng sanh đang lặn hụp biển cả ba đào.
Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Khiến tâm an trú vào một điểm, phiền não lắng xuống và tâm bất loạn, ấy là định. Nghĩa là giới hay luật nghi sanh khởi từ Thiền định. Để phòng hộ điều ác xảy ra từ nơi tâm ý và nơi hành động của thân, ngữ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nên, trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm. Không những sinh ra giới mà còn sinh ra định. Và không những sinh ra định mà còn sinh ra giới. Không những sinh ra giới, định mà còn sinh ra tuệ. Từ định mà sinh tuệ, thuật ngữ Luận tạng gọi là Đạo sinh luật nghi.
Nghĩa là do tâm ở vào trạng thái thiền định thuần nhất. Các phiền não bị nhiếp phục và đoạn tận, khiến con đường đi vào giải thoát phát sinh. Và có năng lực phòng hộ các ác pháp, khiến chúng bị chuyển hóa và không thể khởi lên nơi tâm. Đó gọi là Đạo sinh luật nghi.
Do niệm Phật A Di Đà đến chỗ nhất tâm. Khiến cho hết thảy hạt giống sân hận ở nơi tâm đều được nhiếp phục. Không sân hận mới có khả năng thực hành nhẫn nhục. Chúng ta là hàng phàm phu trên bước đường tu tập, thực hành lục độ ba la mật. Bao gồm: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ.
Nhẫn nhục từ tâm vô sân hận, gọi là Nhẫn nhục Ba-la-mật. Nhẫn nhục mà không thấy có đối tượng hay chủ thể nhẫn nhục. Nên nhẫn nhục mà không có gì để nhẫn nhục cả. Nhẫn nhục là để nuôi lớn trái tim Từ Bi.
Trong Phật giáo nhẫn nhục không phải là sự bi lụy, yếu đuối, hèn hạ. Nhẫn nhục là một đức tính quan trọng của người Phật tử, tỏ rõ sức mạnh nội tâm. Nhẫn là một thái độ tích cực rất sáng suốt do trí tuệ dắt dẫn. Khi thất bại không chán nản tuyệt vọng, đạt được thành công không kiêu căng tự đắc. Đó là ý nghĩa của nhẫn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.