Xem video về tượng Phật Ta Bà Tam Thánh xanh ngọc trên youtube:
Phật là bậc giác ngộ và giải thoát, là bậc ngang qua cuộc đời mà chẳng nhiễm thế gian. Và Ngài cũng là bậc đã nhổ sạch vi tế phiền não, đã sang bên kia bờ sinh tử. Phật như hoa sen, sinh ra từ bùn nhưng không dính mắc bùn nhơ lại tỏa hương thơm ngát cuộc đời.
Chúng ta phải tự mình thực hành giáo pháp, để có được sự bình an, hạnh phúc. Tự mình chuyển hóa những bất an, khổ não thành an vui, hạnh phúc. Phải cố gắng làm những điều lành tránh dữ để không làm tổn hại cho mình và người khác.
1.Phật Thích Ca
Sự giác ngộ của Đức Phật gắn liền với ý nghĩa giải thoát, là kết quả của quá trình tu tập. Giác ngộ của Đức Phật khác với ý nghĩa ‘ngộ’, ‘giác ngộ’ thông thường của thế gian. Giác ngộ của Đức Phật là sự thấy biết tường tận bằng trí tuệ.
Từ bi không phải đơn giản chỉ có sự xót thương, chia sẻ khổ đau với kẻ khác. Từ bi trong đạo Phật cao cả lắm, tích cực lắm, có sức mạnh thiêng liêng đưa ta đến Trí Tuệ. Trí Tuệ là ngọn đuốc sáng giúp cho chúng ta xóa bỏ Vô minh. Xóa bỏ Vô minh tức là đạt được Giác ngộ. Đạt được Giác ngộ tức là thành Phật.
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Bồ Tát Quán Thế Âm đã trải qua nhiều kiếp tu hành theo hạnh nguyện cứu khổ, độ sanh. Ngài có rất nhiều công hạnh cao quý và những lời nguyện rộng lớn. Chúng ta cần trau dồi trí tuệ để thanh lọc dòng tâm thức luôn trôi chảy. Và giảm trừ nghiệp chướng trong Tàng Thức đã chất chứa nhiều đời nhiều kiếp.
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát là để cầu nguyện cho hết thảy nạn dân trên toàn thế giới. Khiến họ rời xa cái khổ, thoát mọi khổ ách để có được an lạc. Đó là một hành động được thực hiện theo phương pháp chuyển Thức. Từ vô minh thành trí giác ngộ, tức là từ sự tối tăm chuyển thành trí sáng suốt.
3.Ðịa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là chân tâm vô lượng giống như kho báu vô biên về phật pháp. Ngài là người có nhân duyên sâu nặng với chúng sinh, gánh trọng trách giáo chủ toàn cõi. Sẵn sàng trải rộng khắp chúng sinh đều được hưởng công đức tràn đầy.
Ngài chính là đất đai rộng lớn, sâu xa, phổ độ cho mọi giới, mọi loài. Không có phân biệt, cũng chẳng có định mức. Ngài có lời đại nguyện rằng: “Nếu Ngài chưa độ hết chúng sanh, thì Ngài không chứng quả Bồ Đề. Và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.”
Khi đã có tâm từ bi, dù có thế nào, cũng không thể biến họ thành một con người khác. Họ sẽ chú ý hơn đến việc trở thành người như thế nào khi đi qua hết những khó khăn. Như một chiếc thuyền, khi đã thả neo chạm đáy, thì sóng gió ngoài kia không còn cuốn trôi được nữa.