Tượng Địa Tạng Bồ Tát là một trong những tượng phổ biến trong đạo Phật. Địa Tạng Bồ Tát là một vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo. Là vị Bồ Tát bảo vệ và cứu độ những người đang gặp khó khăn và đau khổ trong cuộc sống. Tượng Địa Tạng Bồ Tát thường được thấy với bàn tay trái cầm viên minh châu rực cháy. Bàn tay phải cầm cây tích trượng uy nghiêm. Thể hiện trạng thái tĩnh lặng và sự yêu thương trong việc giúp đỡ mọi người.
Tượng Địa Tạng Bồ Tát thường được đặt tại các địa điểm linh thiêng như chùa. Nhà Phật tử, đền, miếu và được coi là một biểu tượng của lòng từ bi và sự cứu giúp những người đau khổ khó khăn.
Ngoài ra, Địa Tạng Bồ Tát còn được coi là vị Bồ Tát có trái tim từ bi và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Những người theo đạo Phật thường cầu nguyện và thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát để nhận được sự giúp đỡ của Ngài trong cuộc sống.
Sự giúp đỡ của Địa Tạng Bồ Tát trong đạo Phật được coi là một nguồn năng lượng tâm linh. Để giúp con người vượt qua khó khăn và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.
Cầu nguyện và thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát là những hành động tâm linh phổ biến trong đạo Phật.
Mục Lục
Dưới đây là một số thông tin về cách cầu nguyện và thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát:
1. Thờ cúng Địa tạng Bồ Tát
Để thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát, bạn có thể đặt tượng hoặc bức tranh của Ngài tại nhà. Bạn đọc kinh tạng Địa Tạng. Cùng đó bạn thực hiện các nghi thức khác như đốt hương, cúng dường, dâng hoa… để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng với Địa Tạng Bồ Tát.
2. Cầu nguyện
Khi cầu nguyện Địa Tạng Bồ Tát, bạn có thể tập trung vào mong muốn của mình. Và cầu nguyện cho sự giúp đỡ của Bồ Tát. Hoặc tự nói lời cầu nguyện trong tâm trí mình. Để cầu xin sự bảo vệ, giúp đỡ và sự nguyện vọng của mình được thực hiện.
3. Cúng dường
Cúng dường là một nghi thức tâm linh thường được thực hiện trong đạo Phật. Bạn có thể cúng dường bằng cách dâng hoa, đốt hương, cúng dường thức ăn và nước uống. Bằng cách này, bạn thể hiện lòng tôn kính và cảm tạ với Địa Tạng Bồ Tát.
Tóm lại, cầu nguyện và thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát là những hành động tâm linh rất quan trọng trong đạo Phật. Bằng cách cầu nguyện và thờ cúng Địa Tạng Bồ Tát, bạn có thể tạo ra một nguồn năng lượng tâm linh để giúp mình vượt qua khó khăn và tìm được sự bình an trong cuộc sống.
“Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là. “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng. Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ. Dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không? Đó là điều đáng nói.
Hạnh Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Chúng ta nên biết, cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng:. “Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh. Tức làm chủ cõi địa ngục tham sân si của chính mình.
Địa ngục chính là địa ngục tham sân si, vì chúng sanh khổ là do tham sân si mà khổ. Và khi có tham sân si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi. Thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này? Dĩ nhiên phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy.
Quan trọng là mình phải nhận ra được Bổn Tôn Địa Tạng. Nghĩa là tự tánh Như Lai tạng tâm địa, cái cực tôn cực quý. Hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại Phật tánh của mình. Thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham sân si và cứu giúp chúng sanh muôn loài. Tượng Địa Tạng Bồ Tát Tự Tại
Kinh Địa Tạng không phải là thật giáo – nghĩa là chỉ thẳng. Mà thuộc quyền giáo – nghĩa là quyền biến phương tiện. Tức phải tạm dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu đó để hiển bày lý tánh tuyệt đối kia. Khi muốn trỏ một cái thật, nếu dùng lý lẽ diễn đạt một cách chi li. Thì dễ phát sinh những khái niệm từ thức tâm phân biệt, sẽ khó đi vào chân lý cứu cánh. Chẳng hạn như kinh Pháp Hoa, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng…
Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát
Muốn nói lên điều gì? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy. Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển lý.
Đối với kinh Địa Tạng, nếu chúng ta hiểu một cách thật thà và mê tín rằng:. Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự. Thì chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng, chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực.
Tin tưởng vào thần quyền, rồi vô tình bài bác lý nhân quả. Nếu thật sự có một Bồ tát Địa Tạng đủ khả năng đập phá cửa địa ngục. Thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tu Bát quan trai. Chỉ cần một lòng cầu Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu.
Như vậy thì, tinh thần ai ăn nấy no – ai uống nấy hết khát có còn đâu? Nhân nào quả nấy cũng không có ý nghĩa. Đức Phật ra đời cũng vô nghĩa luôn. Nhưng thật ra, vì sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? Nếu chúng ta không cải ác phục thiện. Không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được?
Ví dụ trong một lớp học, ông thầy đem hết khả năng để dạy một cách công bằng. Nhưng có thể nào thầy làm toàn bộ học trò đều giỏi đồng đều như nhau không?
Lý Và Sự Phải Viên Dung
Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh cái tâm. Khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu lại cái bản tâm ấy. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả. Đó là chỗ y cứ của tất cả kinh điển Đại thừa.”
Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát vô cùng quan trọng đối với chúng sanh. Ngài Địa Tạng lại là vị Bồ Tát có duyên sâu dày với hầu hết chúng sanh ở cõi Ta Bà. Cho nên Thuận Duyên cố gắng tìm kiếm kết nối và lựa chọn các mẫu tượng của Ngài. Để làm sao cho khi nhìn vào hình tướng của Ngài. Mọi người đều phát được tâm hoan hỉ, phát được tâm kính ngưỡng Ngài. Khi phát được tâm đó rồi thì Ngài Địa Tạng sẽ tuỳ theo chúng sanh mà giáo hoá, độ thoát họ.
Video chất lượng cao trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.