Xem video về tượng Tây Phương Tam Thế Phật trên youtube:
Đạo phật đã chỉ cho chúng ta biết cách làm chủ bản thân, nhờ biết quay lại chính mình. Mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau. Không ai có quyền ban phước giáng họa cho ta. (Tượng Tây Phương Tam Thế Phật)
1.Phật A Di Đà
Chúng ta phát nguyện niệm Phật, lúc nào cũng nhớ và thường xuyên niệm Phật. Niệm Phật càng nhiều, tin sâu, nguyện thực hành mãi không biếng lười. Tu hành thì không thể biếng lười, mà phải siêng năng tinh tấn thì mới có thể thành công.
Nhờ niệm Phật mà tâm ta sẽ được an định, khi tâm an rồi sẽ có trí tuệ. Nhờ trí tuệ mà mình mới không bị đắm nhiễm tất cả những vật chất của thế gian này.
Và người Phật tử chúng ta phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp, phải trau dồi trí tuệ. Chỉ có trí tuệ này mới đem đến cho chúng ta an vui, hạnh phúc và giải thoát. (Tượng Tây Phương Tam Thế Phật)
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Bằng vào hạnh nguyện rộng lớn, Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân khắp nơi chốn, trong cõi giới khổ đau. Ngài trợ duyên cho Phật A Di Đà giáo hóa và tiếp dẫn chúng sanh thoát khỏi bể khổ.
Vì lòng thương chúng sanh, Ngài hiện thân làm Bồ Tát ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Bồ Tát là tình thương, là thanh tịnh, là hy sinh, là vô ngã. Luôn lắng nghe tiếng kêu cầu, liền hiện thân kịp thời, nhanh tợ vang theo tiếng.
Chúng ta phải nhớ đến hạnh từ bi, nhẫn nhục của Ngài mà noi gương áp dụng trong cuộc sống. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân. Vì hành động thương yêu cứu khổ đầy thiêng liêng, mầu nhiệm của Ngài.
3.Đại Thế Chí Bồ Tát
Hình hoặc tượng Bồ Tát Đại Thế Chí thường đứng hai tay cầm cành hoa. Cách mặc cũng giống như Ngài Quán Thế m, đứng ở bên tay phải đức Phật A Di Đà. Trên chóp mũ thường có hình ngôi chùa đại diện cho trí tuệ của Ngài.
Hạnh nguyện của Bồ Tát là sự tinh tấn trong đạo Phật, có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều. Ngài có thể xả và nhẫn những gì mà người khác không thể làm được. Vì Ngài đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho nên mới được giác ngộ.
Và có thể nói, Bồ Tát là bậc giác ngộ từ trong chúng sanh. Vì Bồ Tát vốn cũng là chúng sanh như chúng ta. Nhưng Bồ Tát nguyện phát bồ đề tâm, dũng mãnh tinh tấn, hành Bồ-tát đạo. Tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chính trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát.