Xem video về tượng Tây Phương Tam Thánh đá trắng trên youtube:
Trong đạo Phật, tha thứ được coi là một bài thực tập. Nhằm ngăn ngừa những ý niệm có hại cho bản thân mình. Đạo Phật chỉ rõ rằng những suy nghĩ tiêu cực như: thù ghét, giận dữ. Có ảnh hưởng lớn và lâu dài đến nghiệp ý, tức ở trong thân – khẩu – ý. Do vậy, mỗi người đều cần tu dưỡng, nuôi dưỡng những ý niệm tốt đẹp, từ bi.
1.Đại Thế Chí Bồ Tát
Ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho ý chí quyết tâm giáo hóa chúng sinh. Hiện Ngài là bậc Đẳng Giác, ở cõi Cực lạc của Phật A Di Đà. Là một trong hai vị Đại Bồ Tát phụ với Đức Phật A Di Đà. Ngài đến tiếp dẫn chúng sinh trong mười phương thế giới. Ngài luôn luôn bận rộn trong việc làm Phật sự, giáo hóa thánh chúng tại cõi Cực lạc.
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị thánh nhân có diệu dụng đặc biệt là quán xét. Và nghe thấu tất cả tiếng đau khổ, rồi từ bi giáo hoá cứu độ chúng sanh an vui giải thoát. Cho nên gọi là Tầm Thanh Cứu Khổ Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Cũng có tên là Quán Tự Tại Bồ Tát, nghĩa là vị Bồ Tát dùng trí huệ Bát-nhã. Quán sát sự vật đúng như chân lý một cách tự tại và thoát ra ngoài các tai ách khổ nạn.
3.Phật A Di Đà
Theo lời dạy của Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà đã thành Phật cách đây mười ức kiếp. Hiện là giáo chủ cõi Cực lạc phía Tây thế giới Ta bà. Ngài có hạnh nguyện rộng lớn là tiếp độ tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới. Nếu người nào có lòng ưa thích muốn được sanh về thế giới của Ngài.
Phật dạy chúng ta biết các hành đều vô thường, đều là pháp sanh diệt. Chúng ta đừng cố chấp, đừng luyến tiếc, đừng quá thương yêu. Mà phải làm sao cho những thứ sanh diệt đó lặng hết, niềm vui an lạc sẽ đến với chúng ta.
Chúng ta tu Phật là vui hay khổ?
Tu Phật là vui. Phật nói khổ để chúng ta tìm ra nguyên nhân của khổ và diệt khổ thì được an vui.
Quý vị biết nhổ hết nhân đau khổ thì từ Ta bà biến thành Cực lạc, cùng nhau được an vui. Người khéo tu lúc nào cũng tìm cách đưa tâm sanh diệt của mình đi đến chỗ lặng lẽ. Xứng đáng là người cư sĩ, xuất gia chân chính, không bị các thứ khổ làm cho buồn bã, sầu bi. Ðó là nguồn an lạc lớn lao nhất của người tu.
Trong nội tâm mình, nếu cứ lo nghĩ chuyện này chuyện kia dồn dập, lúc đó gương mặt mình buồn bã. Ngược lại, nếu tâm mình thơ thới, không có một niệm lo nghĩ nào hết. Lúc đó gương mặt mình tự nhiên được tươi vui. Như vậy, cái sanh diệt lặng rồi thì tịch diệt tức nguồn vui hiện tiền.
Vậy đạo Phật bi quan hay lạc quan? Người không hiểu rõ đạo Phật nên đánh giá sai lầm, cho đạo Phật là bi quan, yếm thế. Người hiểu đạo Phật đúng đắn là người biết tìm về nguồn an vui. Và biết tìm về nguồn giải thoát chớ không phải khổ đau như người ta tưởng.