Đức Phật dạy pháp vô ngã để dẫn dắt mọi người đến chân ngã. Trên bước đi kinh hành, dứt bỏ tất cả mộng tưởng điên đảo của trần gian. Và an trú trong chân ngã là thân chân thật. Hành giả sẽ trở thành bất tử như Đức Phật. Có khả năng thâm nhập vũ trụ, lấy vũ trụ làm thân, hiện hữu khắp Pháp giới. Ngược lại, cố chấp trong thân xác hạn hẹp, thì muôn đời khổ đau với nó.
Lúc sống, thường chấp tất cả vật xung quanh là của ta, mà khổ với cái ta này. Cũng vậy, thân của con người không bền chắc, thường được Phật ví như bọt bong bóng hay ánh nắng. Nhưng người ta si mê, lầm tưởng nó là vĩnh viễn nên khổ mãi trong kiếp luân hồi.
Phật Thích Ca
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài không áp đặt một quyền lực nào hết lên trên con người. Trái lại, Phật luôn luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ bản chất hướng thiện. Đồng thời có đầy đủ khả năng tự hoàn thiện mình. Tự mình cố gắng và phấn đấu, thì mình sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là lời khuyên thường được nhắc đi, nhắc lại của Phật Thích Ca.
Chính vì vậy, cuộc đời có nhiều tiếng cười hơn, con người có nhiều niềm vui hơn. Mà làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích cho xã hội. Thật diễm phúc thay khi theo Phật rồi, mỗi sớm mai thức dậy chúng con lòng tràn ngập niềm vui. Cố gắng gột rửa thân tâm ngày càng trong sạch, để tiến lên bờ giác ngộ. Bỏ lại sau lưng những ganh ghét hận thù do si mê chấp ngã mà ra.
Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngài luôn nghe tiếng kêu tha thiết từ tâm khảm chúng sanh trong trần gian mà tới cứu khổ. Mang lòng từ bi, nhân ái, vị tha và thánh thiện không phân biệt bất kỳ ai. Ngài yêu thương chúng sanh giống như hình ảnh người mẹ luôn bao che và giúp đỡ cho con của mình. Vì thế Ngài được gọi là từ mẫu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Bồ Tát là danh xưng của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật. Nhưng còn nguyện ở cõi ta bà để cứu độ chúng sanh. Ngài thể hiện sức mạnh huyền diệu, cứu giúp mọi chúng sanh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Chính vì vậy hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều thấy tôn tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ðịa Tạng Vương Bồ Tát
Vị Bồ-tát này cũng như đại địa, chứa hết vạn vật. Hết thảy vạn vật do đất mà sanh ra, nương đất mà lớn lên. Bất kể chúng sanh hữu tình hay vô tình, không thể rời khỏi đại địa mà tồn tại được. Con người chúng ta mỗi một lần thở ra, thở vào, một cử một động, một lời nói một hành động. Từng giờ từng khắc, đều sinh hoạt ở trên pháp thân của Bồ Tát Ðịa Tạng. Chẳng qua chính chúng ta không hay biết đó mà thôi.
Bồ tát Địa Tạng thì có nguyện lực lớn. Ngài không đành lòng trông thấy các chúng sanh chịu khổ. Nhờ nguyện lực lớn của Ngài. Nếu chúng ta niệm danh hiệu của Ngài, tán thán danh hiệu. Ngài sẽ dùng thần lực dẫn dắt chúng ta chóng thành Phật quả.
Xem video chất lượng cao về tượng Sa Bà tam Thánh trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.