Mục Lục
Những lời nguyện của Phật Dược Sư lưu ly áp dụng trong cuộc sống.
Ví dụ chúng ta cúng tượng Phật Dược Sư lưu ly. Thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nỗ lực đem những lời dạy, những lời nguyện của Ngài đi thực tiễn. Thì chúng ta không cầu cũng tự đạt được những điều nguyện đó. Chẳng hạn Dược Sư Phật có lời nguyện là “Nguyện chúng sanh đói khát đều được các món ăn ngon”. Vậy thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy những người đói khát trên đường. Chúng ta thấy những người cần giúp đỡ, thì nếu chúng ta có điều kiện, chúng ta cũng giúp họ có được món ăn ngon, cũng giúp cho họ no đủ. Đó chính là thực tiễn, đó chính là bố thí. Và quả báo của bố thí tiền của thì là được sung túc, giàu sang. Vậy là tự nhiên chúng ta đã tự mình được Dược Sư Phật gia trì rồi.
Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không thể nghĩ bàn trong ngoài sáng suốt. Ánh sáng quang minh ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sanh. Và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sanh. Khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.
Lý do để lập đàn Phật Dược Sư Lưu Ly
Do vậy, chúng ta thường thấy rất nhiều người lập Đàn Dược Sư. Để thực hiện nghi thức như trong kinh Dược Sư dạy vào các dịp lễ lớn. Vào đầu năm mới để cầu tiêu tai giải nạn, để cầu phước cầu thọ cho mọi người.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh. Ngài cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy. Nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài. Và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, bản thân ánh sáng rực rỡ chiếu soi vô số thế giới hệ. Thân ấy được trang hoàng bằng ba mươi hai tướng tốt của bậc đại trượng phu, tám mươi tướng phụ. Và thân như ngọc lưu ly, trong ngoài trong suốt, không chút vẩn đục, ánh sáng chiếu tỏa xa rộng.
Ánh sáng từ bi và trí huệ của Dược Sư Phật
Những tia sáng rực rỡ, dệt nhau như mạng lưới, và tráng lệ quá hơn nhật nguyệt. Chúng sanh tối tăm được soi sáng cả, nên tùy ý hướng mà làm mọi sự nghiệp. Ánh sáng rực rỡ chiếu soi vô số thế giới hệ. Chiếu đến nơi mà mặt trời, mặt trăng dù có đại oai đức cũng không chiếu rọi ánh sáng đến được. Chỉ duy nhất là ánh sáng của từ bi và trí tuệ. Là ánh sáng của tự tánh bình đẳng nơi mọi chúng sanh và chư Phật.
Đạo Phật là bình đẳng, Phật cũng như chúng ta, nhưng hơn ta là có trí huệ. Phật là một bậc đại trí huệ, nên không nói những lời hồ đồ. Chúng ta học Phật, chính là học để trở thành không điên đảo, không hồ đồ. Không làm những điều chỉ có lợi cho mình mà tổn hại đến người khác.
Thành tâm giữ đúng quy củ, phép tắc, học để làm người lương thiện. Sau này mới đủ trí huệ chứng thành quả Phật. Quý vị không giữ quy củ, tuyệt đối quý vị không thể có trí huệ. Có trí huệ mới biết giữ quy củ. Bằng không có trí huệ thì dầu có bảo quý vị giữ quy củ, quý vị sẽ phản đối ngay.
Nói về ăn thì ăn thứ này ngon, ăn thêm thứ kia ngon, ăn cho đến bội thực, nôn mửa. Còn nhà lớn ngàn gian, ngủ chẳng quá tám thước, ruộng tốt vạn thửa, ăn chẳng quá ba bữa một ngày. Vậy thì cuộc đời với ăn mặc và trú ngụ có gì là khẩn trương lắm đâu. Để chúng ta phải bận bịu suốt ngày, không còn thời gian ngơi nghỉ.
Thực hành Bồ tát đạo
Vô thường chợt tới, lại bảo công việc của tôi chưa làm xong, chưa lo hết việc. Xin Diêm Vương hoãn cho tôi một kỳ, để thủng thẳng rồi tôi sẽ đi, có được không? Quỷ vô thường lắc đầu bảo: “Không được đâu! Ta chẳng thể để cho người sống thêm giây phút nào nữa”. Thế là hết đời!
Quý vị thử coi! Kết cục còn có gì là hay nữa đâu? Chẳng qua vì chúng ta không nhận ra mọi sự việc cho rõ ràng. Cho nên mới chạy theo cái danh lợi đều hư vọng, trong tâm lúc nào cũng đầy rẫy phiền não. Đó là điều mà chúng ta khác với Phật.
Đối với Phật, mọi sự tình đều được nhận thức rõ ràng. Phật nhìn ra hết rồi buông bỏ hết nên luôn luôn được tự tại. Vừa nhận ra xong là Phật phát nguyện, nhằm tạo lợi ích cho các chúng sanh thực hành đạo Bồ Tát.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.