Phật Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Là vật phẩm tôn kính sẽ mang lại rất nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo…Với độ trang nghiêm, thông thường ta gọi đầy đủ phải là “Đức Phật Di Lặc”.
Phật Di Lặc thường ngồi trên ghế, thả lỏng hai chân trên mặt đất. Hoặc vắt một chân lên ghế chờ đợi đến thời khắc quan trọng. Ngài mặc quần áo của một Tỳ Khưu hay một người trong hoàng gia Ấn Độ. Là một vị Bồ tát, Ngài thường đeo nhiều trang sức.
Thường thì Ngài mang theo một cái tháp nhỏ trong cái mũ của mình, tượng trưng cho ngôi chùa. Chứa các pho tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giúp Ngài xác định nó khi kế vị. Và Ngài cũng giữ một bánh xe pháp (dharmachakra) được đặt trên hoa sen.
Nhìn về mặt tôn giáo, Ngài không bị hệ lụy của trần gian khổ đau. Và của “lục căn, lục trần” làm phiền não. Nhìn về mặt nhân gian, Ngài là biểu tượng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn.
Bồ Tát Di Lặc là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Thế nên thời gian gần đây rất nhiều người đã và đang nhầm lẫn Bồ Tát Di Lặc với Thần Tài. Bởi hình tượng ông Thần Tài cũng có nụ cười nở rộ gần như vậy.
Cúng dường Phật Di Lặc không phải là chăm chăm thờ rồi cầu xin tài lộc, vàng bạc tiền của. Hay sự giàu có mà Ngài mang đến không nằm ở những thứ đó. Mà là ở tấm lòng bao dung, thiện lương, tâm tính khoáng đạt. Bốn biển đều có duyên, tám hướng đều có thể mở rộng chân tâm mà giúp đỡ những người xung quanh.
Phải hỷ xả mà tu học
Qua các kinh, Đức Phật dạy phát nguyện tu theo Đức Di Lặc bằng hai cách. Thứ nhất, tu tập và phát nguyện sinh về cõi Tịnh độ Đâu suất. Là nơi Bồ Tát Di Lặc đang thuyết pháp giáo hóa chư thiên và những ai vãng sanh về.
Tại đây, chúng ta sẽ được gặp Bồ Tát Di Lặc. Và tu học theo Ngài cho đến khi Ngài giáng sinh xuống thế giới này. Tất cả sẽ tiếp tục theo Ngài tu hành, cùng xây dựng Tịnh độ nhân gian.
Thứ hai, tu tập theo lời Phật dạy và phát nguyện sẽ sinh ra trong thời Phật Di Lặc trụ thế. Để tu học theo Ngài cho đến khi chứng thành Thánh quả.
Lễ Đức Di Lặc không phải là lễ suông để Ngài ban phước cho mình. Ta lễ Ngài với cả tâm hồn hướng về và học theo hạnh của Ngài. Làm sao mỗi năm cho đến suốt cả đời, cuộc sống chúng ta vui tươi và hạnh phúc như Ngài. Muốn vui tươi thì điều kiện thiết yếu phải thế nào? Phải hỷ xả, vì Đức Di Lặc do tu hạnh hỷ xả mà được vui tươi.
Nói đến đức hỷ xả chúng ta nên nhớ thật kỹ ý nghĩa của nó. “Hỷ” là vui, “Xả” là buông, buông mà vui chớ không phải buông mà bị bắt buộc. Thí dụ mình ghét người nào đó, nhưng vì một người thân của mình thương họ mà mình phải vui. Cái vui đó là vui gượng gạo, chớ không phải thật sự vui.
Khi nào trong lòng không có buồn phiền, tức tối bực bội gì hết. Chỉ một niềm vui an ổn, gặp ai mình cũng vui, đó mới thật là vui. Muốn được vậy, chúng ta phải hỷ để mà xả, tức là vui để mà buông.
Xem video về Tượng Di Lặc Bồ Tát chất lượng cao trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.