Đức Phật A Di Đà xưa phát 48 lời nguyện lớn. Trong đó có lời nguyện sẵn sàng tiếp dẫn chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài. Dù người ấy chỉ niệm mười câu danh hiệu Ngài, Ngài cũng tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực-lạc. Tôn Tượng Phật A Di Đà
Chúng ta cần phải luôn ghi nhớ rằng chúng ta niệm Phật là để tu tâm thanh tịnh. Chỉ khi tâm thanh tịnh thì cõi nước sẽ tịnh. Khi chúng ta tiếp xúc với xã hội bên ngoài, người và sự việc cứ luôn đến quấy nhiễu chúng ta. Tôn Tượng Phật A Di Đà
Điều này với chúng ta mà nói là một ân huệ rất lớn. Vì sao? Trong cảnh giới ấy, chúng ta có thể khảo nghiệm công phu tu tập của chính mình đã đắc lực chưa. Quý vị nghĩ rằng chỉ có tách rời khỏi con người và tất cả sự việc mới có thể tu tập. Nên đợi đến khi nào chính mình chẳng còn bất cứ buộc ràng nào nữa thì mới tiến tu. Vậy thì quý vị phải đợi đến bao giờ? Nói thật là ngày ấy chẳng bao giờ đến. Tôn Tượng Phật A Di Đà
Phải y giáo phụng hành đại nguyện Phật A Di Đà
Ngay cả Đức Phật Thích Ca khi xưa cũng chẳng thể làm được như vậy. Huống chi là phàm phu chúng ta nghiệp dày, phước mỏng mà mong có thể làm được hay sao? Trong Tăng đoàn của Phật, chúng ta thấy ngoài thì có Đề Bà Đạt Đa. Trong thì ngay chính trong số những đệ tử luôn theo Ngài học. Vẫn có không ít kẻ chẳng vâng lời, luôn khuấy động sóng gió.
Nếu ta thấy hay nghe trong tâm vẫn còn rất nhiều phiền não, thì công phu vẫn chưa đắc lực. Những người và sự việc đến quấy nhiễu ta là Bồ Tát, là thầy của ta. Họ đến bảo với ta: “Ngươi chưa được đâu! Công phu vẫn chưa thể đắc lực”.
Chúng ta đối diện với người và việc mà chẳng động tâm, ngoài chẳng chấp tướng, trong tâm rất thanh tịnh. Thì họ bèn bảo với ta: “Khá lắm! Công phu của người đã đắc lực rồi”.
Rèn luyện tâm thanh tịnh bình đẳng
Trải qua sự việc để rèn luyện cái tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của chính mình. Do vậy, chúng ta tu tập là tu ở ngay trong hoàn cảnh đời sống của mình.
Đức Phật Thích Ca mà còn chẳng có lấy một ngày thanh tịnh. Nay quý vị muốn có được một ngày thanh tịnh để tu thì phải cần nhiều phước báu đến dường nào? Điều này chúng ta chẳng thể không giác ngộ.
Đức Phật dạy con người muốn được giàu sang thì phải từ bỏ tính tham lam, ích kỷ…Thì sẽ hưởng được phước báu hữu lậu giàu sang. Nhưng khi được phước báu hữu lậu giàu sang phú quý thì đừng hãnh diện kiêu mạn với phước báu đó.
Vì sự giàu sang đó là vô thường, nên đừng chấp thủ vào nó, mà phải học tính buông xả. Xa lìa những cạm bẫy của dục lạc để thân tâm luôn được thanh thản, an lành. Đây mới là phước báu vô lậu không còn phải trôi lăn sinh tử nữa.
Trong tâm quý vị nhớ đến Phật, thì Phật ở trong tâm quý vị. Phật ở trong tâm quý vị thì Phật sẽ gia trì cho quý vị, tự nhiên gia trì.
Xem video về tôn tượng Phật A Di Đà trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.