Thông thường, khi nói đến anh lạc treo, thì ta thường nghe thêm từ tràng phan bảo cái, nên thường nghe cùng cụm từ Tràng Phan Bảo Cái. Bảo Cái thực ra đồng nghĩa với Phan, trong tiếng Phạn vẫn gọi là Ba-ca-đa hay “Kế đô”. Cho nên ta thường thấy đi cùng nhau. Ngoài ra có một từ khác mọi người vẫn gọi Tràng Phan là Phướn hay là Phướn Phật.
Mục Lục
Khi treo tràng phan, ở trong chùa hoặc đạo tràng, chúng ta cũng có thể thấy Lọng treo, như là biểu pháp của việc bảo hộ ô nhiễm, bảo hộ Phật Pháp.
Khi đã hiểu tất cả những pháp khí, đồ Phật giáo đều có những biểu pháp nhất định, thì chúng ta sẽ biết cách sử dụng cho hợp lý.
Trong Phật giáo, anh lạc treo và tràng phan bảo cái là những pháp bảo rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tràng Phan biểu thị cho việc hoằng pháp lợi sanh, cho việc giáo học (dạy học), dùng để tiếp dẫn chúng sinh, tiếp dẫn cho những hàng hậu học.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về ý nghĩa cơ bản của Phan (Phướn) và Phan thường được dùng như thế nào? Nếu chiếu theo kinh điển, chúng ta sẽ thấy mỗi khi cúng dường hoặc tán thán Phật, Bồ Tát thuyết pháp thì thường thấy sử dụng tràng phan, lọng báu như những vật phẩm cúng dường vi diêu.
Ngày xưa, mỗi khi có giảng kinh, thuyết pháp ở chùa thì thường sẽ phải thông báo cho mọi người biết thông tin để đến nghe giảng và học tập. Ngày nay chúng ta hay gọi là lên lớp giảng bài. Từ xưa đến nay, người Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hay Triều Tiên đều rất coi trọng đạo Thầy trò, tôn kính Thầy.
Do đó, xưa nay chỉ có người đi cầu học, đi xin học chứ không có chuyện người Thầy phải đi đến chỗ học trò để dạy. Người Thầy từ xưa là những người cực kỳ có tâm khiêm hạ, chẳng báo giờ đi lôi kéo hay tuyển sinh người khác đến học, cho nên chẳng bao giờ có thuật ngữ “tuyển sinh”, “chiêu sinh”.
Người có đức hạnh càng lớn thì lại càng khiêm tốn, hạ mình.
Vậy thì người xưa dùng cách nào để thông báo về việc dạy học? Đó là sử dụng “Tràng Phan”, đây là phương pháp thông báo cho mọi người biết. Cách làm này rất hay. Khi có giảng kinh, liền treo tràng phan hay lọng lên trên cột cao ở chùa, người xung quanh thấy treo tràng phan, liền tự biết ngay hôm nay trong chùa có giảng kinh thuyết pháp, do đó, người cầu học liền tự biết đến để xin cầu học và nghe giảng. Phương pháp này gọi là “thông tri”, không phải “chiêu sinh”.
Hiện nay các Tôn giáo nói lôi kéo tín đồ, Phật có lôi kéo tín đồ chăng? Không có. Phật rất khiêm tốn, thật sự nói là Phật không tự cao tự đại, tuyệt đối không có tập khí ngạo mạn. Đương thời còn tại thế, ngài giảng kinh giáo hóa, tiêu chí là tràng phan treo trên cây, trên đỉnh cây, đó chính là tiêu chí. Cũng như quảng cáo vậy, treo lên trên cao, người khác nhìn thấy biết được hôm nay ở đây Phật giảng kinh, người thích nghe liền tự động đến nghe, không cần ra ngoài khuyên họ.
Vì thế cúng dường anh lạc treo và tràng phan bảo cái là ý gì?
Chính là truyền bá tin tức. Hình dẹp gọi là phan, hình tròn gọi là tràng. Ví dụ giảng Kinh Vô Lượng Thọ, bên trên viết Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, giống như một lá phan vậy. Treo lá phan này lên là hôm nay ở đây giảng bộ kinh này. Người ta vừa thấy giảng Kinh Vô Lượng Thọ, thích nghe Kinh Vô Lượng Thọ họ sẽ đến. Không tuyên truyền, không lôi kéo người khác, đều là quý vị tự động đến.
Hoạt động này tôi không thể không nói với quý vị, nói với quý vị, quý vị thích thì đến, nếu không thích thì hoàn toàn không miễn cưỡng. Đây là chính xác, không đi khuyên người khác. Đạo tràng trước đây đều làm như vậy. Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, cũng là như vậy. Vì thế ở chùa đều có cột cờ, cột cờ không phải dùng để treo quốc kỳ, cột cờ dùng để treo tín hiệu này. Giảng kinh gì, trên tấm phan có viết đề kinh. Người ta vừa thấy, hôm nay giảng Kinh Kim Cang, thích Kinh Kim Cang họ sẽ đến, đều là tự động đến, hơn nữa đều là miễn phí.
Tu Phước là gì?
Trong đó có không ít tín đồ có trà nước cúng dường, họ tự đem trà và bình trà, đem đến cúng dường mọi người trà nước, đây là tu phước. Đều là làm thật, không phải giả, trong đó tuyệt đối không có danh văn lợi dưỡng. Muốn Phật pháp hưng thịnh phải đi theo con đường cũ, không đi theo đường cũ là không được. Ngày nay thành lập rất nhiều đạo tràng tráng lệ nguy nga, những đạo tràng này không thể tu hành, vì sao vậy? Vì nó đã biến thành địa điểm tham quan du lịch, nơi đó có thể làm viện bảo tàng Phật giáo. Không thể tu hành, tu hành phải ở nhà tranh, nhà tranh tốt nhất là tự mình làm. Ngày xưa ở nhà tranh, người xuất gia đều tự mình làm. Chặt ít cây, cắt một ít tranh đậy lên trên, đều là tự mình làm.”””
(Trích đoạn: Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa: tập 438. Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không)