Xã hội chúng ta thường thấy mọi người không thật lòng với nhau. Quí vị không thực lòng nói với tôi, tôi cũng không thực lòng nói với quí vị. Trong Phật giáo ta nên ngay thẳng thực thà, nói một là một, hai là hai. Cái gì đúng thì bảo là đúng, cái gì không đúng thì bảo không đúng. Chớ không thể biết rõ không đúng mà cứ cố biện bạch. Đem cái lầm lỗi đẩy về phía người khác, như vậy là sai rồi. Tượng Chú Tiểu Bằng Lưu Ly
Quí vị không ngay thẳng, không chân thành, Bồ-tát sẽ không hoan hỷ. Do đó chúng ta là người học Phật nhất định phải mang hết tấm lòng thực thà, thành tâm. Từng giờ, từng khắc, cư xử sao cho chân thực, một chút xíu hư dối cũng không có. Ðành rằng tu nhẫn nhục là biểu thị một thái độ hoan hỷ.
Nhưng nếu trong lòng đang sục sôi giận dữ. Như muốn đánh giết người ta mà bề ngoài thì giả dạng tươi cười. Làm ra vẻ hiền lành dễ thương, cũng là sai rồi. Ðấy chẳng phải là nhẫn nhục, đó là giảo hạt, gian trá. Tượng Chú Tiểu Bằng Lưu Ly
+ Tinh tấn độ sự lười biếng.
Tinh tấn chẳng phải là nói ra rằng tôi tu hành đây, tôi tinh tấn đây. Tôi đọc kinh, niệm Phật, lễ Phật. Hay đăng tin trên báo chí tu như thế này, thế kia, chẳng phải như vậy. Tinh tấn là nói chính bản thân mình phải tinh tấn, thân tinh tấn, tâm tinh tấn. Luôn luôn siêng năng, không lười biếng, từng giờ, từng khắc.
Một niềm cung kính như khi đứng trước trời, Phật, đứng trước tôn sư, không dối mình, đó mới là tinh tấn. Lúc nào cũng canh cánh bên lòng một niềm tu học Phật pháp. Nghĩ sao làm vậy, chớ không phải vừa lễ Phật xong miệng đã chửi mắng, tay đã cầm dao giết người. Đó chẳng phải là tinh tấn, tu như vậy chỉ là giả bộ mà thôi. Tượng Chú Tiểu Bằng Lưu Ly
+ Thiền định độ tâm tán loạn.
Tại sao chúng ta phải tu thiền định.? Bởi chúng ta bị tán loạn quá nhiều, làm cho tinh thần bị tiêu hao, lãng phí biết bao khí lực. Mắt của chúng ta thì nhìn, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân thì xúc chạm, ý thì duyên với các pháp. Tất cả giác quan đều quay ra ngoài, khiến cho tinh thần phân tán ra ngoài thành tán loạn. Vậy ta phải làm sao? Phải tu thiền định.
Thiền định chính là ngồi lại một nơi, mang tâm ý chìm lắng xuống. Tình trạng giống như mang một bát nước đục, để tại một chỗ nhất định. Chẳng đụng chạm tới, để bùn đục lắng dần xuống đáy bát, nước thành trong, trông thấy tận đáy. Nước trong suốt dụ cho trí huệ được hiển bày. Khi nước còn đục là dụ cho tình trạng ngu si, bị vô minh làm vẩn đục, che mờ tất cả.
Do đó chúng ta tu thiền định khiến cho trí huệ tăng trưởng dần. Nếu có được định, tức trí huệ phát sanh. Trí huệ phát sanh là có bát-nhã. Bát-nhã chính là trí huệ, giúp chúng ta không hành động ngu si.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.