Xem video về tượng Tam Thánh Phật trên youtube:
Đạo Phật không phải là một tôn giáo đặt số phận con người dưới sự điều khiển của thượng đế. Mục đích của sự thực hành đạo Phật là để đạt tới nhận thức sáng tỏ về thực tại (Trí). Tình thương rộng lớn với mọi người và mọi loài (Bi). Và ý chí bền vững để thành tựu đại nguyện giúp đời (Dũng).
Đạo Phật với tinh thần nhập thế, người Phật tử dấn thân đi vào cuộc đời để độ sinh. Vì vậy, phụng sự chúng sinh mang ý nghĩa cao đẹp nhất, đó là hành động cúng dường chư Phật. Nếu có một ý niệm về sự xa lánh cuộc đời thì đó không còn là pháp tu của đạo Phật.
1.Phật A Di Đà
Thế giới của Đức Phật Di Đà có tên là Cực Lạc tiêu biểu cho cái vui cùng cực. Niệm Phật A Di Đà, nghĩ đến Ngài là nghĩ đến cái vui, đương nhiên chúng ta được tâm an vui. Tu như vậy, được Phật lực gia bị, cuộc sống chúng ta sẽ thay đổi tốt đẹp.
Tâm chúng ta đang hướng về Phật và đang làm việc của Phật, tu hạnh Bồ Tát. Loại bỏ khỏi tâm mình những việc hơn thua trên cuộc đời, vì chúng làm cho tâm ta bất an. Nên dù hoàn cảnh có khó khổ đến đâu, nhưng tâm của mình không khổ. Người niệm Phật chủ yếu đem hình ảnh cao quý của Phật, Bồ Tát vào tâm, sẽ được an lạc liền.
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát trong dân gian ai cũng đều biết tới. Ngài luôn xuất hiện ở những nơi có con người sống cơ cực và khổ đau để giúp đỡ. Luôn yêu thương tất cả nhân loại, không phân biệt là ai. Không oán thù hay để tâm với những người đã sỉ nhục hay đối xử bất kính với mình.
3.Đại Thế Chí Bồ Tát
Ngài là một trong Tây Phương Tam Thánh, cùng Quan Thế Âm Bồ Tát theo hầu Phật A Di Đà. Là một trong các vị Thượng thủ trong chúng hội Bồ Tát. Đại Thế Chí bên phải, Quan Thế m bên trái. Một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi.
Người tu tập muốn đạt thành tựu Phật giáo thì phải có hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ. Từ bi bên trái, trí tuệ bên phải, trí tuệ dẫn đường cho từ bi để từ bi đi đúng hướng. Đó chính là ý nghĩa cao nhất, sự hòa hợp tốt đẹp nhất của Phật giáo.
Mỗi người chúng ta đều có lục căn: ba căn lành, ba căn ác. Căn ác là tham, sân và si, ngược lại là độ lượng, từ bi và trí tuệ. Mọi hành động của ta đều do lục căn chi phối.
Hiểu được như thế ta có thể nhìn lại mình một cách trung thực hơn. Chấp nhận những tánh xấu và tánh tốt, không dằn vặt cũng không tự đề cao chúng ở trong ta. Nhờ thế ta cũng dễ dàng chấp nhận người khác, thông cảm với họ hơn.