Trong dân gian có câu: “Cha Trời – Mẹ Đất” được hiểu Trời là Cha, hay còn gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đại diện cho chơn khí dương, là Đấng Hóa Sinh, tạo ra sự xoay chuyển trong không gian và thời gian. Còn Đất là Mẹ, hay còn gọi Địa Mẫu, đại diện cho chơn khí âm. Sẽ kết hợp cùng chơn khí dương để sanh ra muôn loài vạn vật. Tượng Mẹ Địa Mẫu
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có Mẹ sinh ra. Vì Mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và dạy dỗ các con trưởng thành. Nên được ví “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Để thấy rõ tình yêu thương của Mẹ bao la như biển cả. Và có thể nói “Mẹ là khởi nguồn của sự sống”. Tượng Mẹ Địa Mẫu
Theo quy luật của tạo hoá, những người Mẹ trong hiện tại đều có những người Mẹ khác ở quá khứ. Và cứ như thế, nếu quay ngược về cội nguồn, thì ta sẽ thấy bắt đầu từ một người Mẹ. Đến đây, dần làm sáng tỏ gốc gác tổ tiên loài người hay vạn vật. Sinh linh muôn loài, đều nằm trong Quả Địa Cầu này. Như Kinh Sách có ghi, Quả Địa Cầu được tạo ra từ Mẹ Quả Đất hay Mẹ Đất. Đều là những tên gọi dân gian nhưng có cùng một hồng danh, đó là Mẹ Địa Mẫu. Tượng Mẹ Địa Mẫu
Mẹ Diêu Trì Địa Mẫu
Cho nên từ ngàn xưa đến nay việc thờ Mẹ Địa Mẫu là khá phổ biến. Và là lâu đời nhất trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Có thể ở mỗi vùng miền, quốc gia hay các tôn giáo khác nhau sẽ có những tên gọi riêng. Nhưng chung quy tất cả cũng chỉ là một.
Theo Kinh Địa Mẫu, nếu ai hiểu thấu đáo chơn lý trong kinh mà muốn truyền bá phổ biến rộng rãi. Mẹ sẽ kiểm tra sự hiểu biết của người được nhận Kinh. Nếu quả thật người này rõ Chơn Lý Diệu Mầu. Mẹ sẽ liền độ ngay cho người truyền bá Kinh. Có được tâm sáng suốt và trí tuệ phi thường. Mẹ còn đích thân truyền chơn khí sang, để người con này luôn được thần bảo hộ. Thậm chí còn có thể được nhìn thấy chơn thần của chính mình. Nếu người này muốn học đạo, cần chuyên tâm tu dưỡng tâm tính thì mới có được hạnh quả cao.
Nếu ai tin những diễn giải trong Địa Mẫu Chơn Kinh là có thật. Muốn đền ơn đáp nghĩa cho Mẹ, thì từ bây giờ phải biết chăm lo thờ phụng, dâng hương chu đáo. Hoặc có thể vẽ, in, thêu thành một bức tranh. Hoặc đúc ra tượng Mẹ thật nghiêm trang, để mọi người chiêm bái tôn kính. “Hãy gắng sức thành tâm, tạo lập công đức tùy theo gia cảnh của mỗi người”. Vì Mẹ chỉ chứng lòng thành của các con chứ không quan trọng vật chất. Ở cõi Hư Không Vô Thượng, Mẹ sẽ ghi tên các con trên Bản Ngọc Đề Danh ở Cung Diêu Trì.
Ý nghĩa việc thờ tượng Mẹ Địa Mẫu Diêu Trì
Nếu con không sát sanh, hại mạng. Và luôn có lòng từ bi bác ái với muôn loài thì tuổi thọ của con kéo dài. Còn nếu vì Mẹ mà hết lòng tận trung, tận hiếu và luôn nghĩ tới việc đền ơn báo đáp. Thì đến ngày con chấm dứt dương thọ ở thế gian. Mẹ sẽ đến đón và ban cho con một tước vị cao sau khi về trời. Mẹ sẽ ban thưởng cho con một tòa sen vàng chín phẩm. Nếu vợ chồng cùng đắc thành chánh quả. Sẽ được trở về Trung Ương Thượng Quốc ở cõi trời Đại La kia. Một nơi vô cùng an vui, an lạc. Người đời gọi đó là Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.”
Câu: “Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh”.
Trong đó từ “Nam Mô” có ý nghĩa là Quy Y, “Vô Thượng Hư Không” được hiểu là chân không. Ý nói tâm luôn trống không, vắng lặng, không vọng động. “Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng” ý nói Mẹ Địa Mẫu đã tạo ra và vun dưỡng muôn loài. Nên khuyên chúng ta không nên sát sinh. Còn “Chơn Kinh” là truyền những điều hay lẽ đúng.
Từ đó khi niệm hồng danh “Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh”. Được hiểu là Hãy trở về làm theo những điều đúng, giữ cho tâm không vọng động. Luôn biết ơn Mẹ Địa Mẫu đã tạo ra muôn loài, không sát sanh, hại mạng chúng sanh”.
Sưu tầm internet
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.