Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Là người đã khai sáng ra đạo Phật, một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Phật Thích Ca là vị Phật đã ngộ ra con đường chân chính. Người đã chỉ dạy, dẫn dắt chúng sinh đến với những gì tốt đẹp nhất, an nhiên và tự tại.
Đôi mắt Đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống hoặc khép lại là thể hiện sự quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ thể của chính mình, là chủ nhân của mọi hành động, mọi nghiệp quả.
Trong quyển sách “Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật”. Hòa thượng Tịnh Không nói: “Điểm thù thắng nhất của Phật pháp khiến ta khâm phục đến năm vóc sát đất. Là Phật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác”.
Đây cũng chính là một bài học không lời về sự quán chiếu, giác ngộ và giải thoát. Sự an bình, thanh thản, tĩnh lặng, giải thoát không đến từ bên ngoài, mà nó đến từ bên trong. Ý nghĩa của việc đôi mắt Phật, Bồ Tát luôn nhìn xuống chứ không ngước lên là ở đây.
Như khi đang suy nghĩ về chính bản thân mình thì đôi mắt bao giờ cũng nhìn xuống hoặc nhắm lại. Chứ không có ai ngước nhìn lên hay mở mắt thật to khi đang tập trung suy tưởng cả. Ngộ được tự tâm, không hướng ra cầu Phật ngoài tâm, là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh.
Đức Phật Thích Ca tĩnh tâm
Phật pháp thực sự là nền giáo dục, trong đó dạy con người phải quay về nhìn lại bản thân mình. Chúng ta học Phật thường nghe thấy từ “ngoại đạo”. Nếu học Phật rồi mà cứ luôn mở to mắt hướng ra ngoài xét nét người khác. Quên mất quay lại nhìn bản thân mình thì đó cũng chính là ngoại đạo. Ý nghĩa thực sự của từ “ngoại đạo” chính là cầu Phật ngoài tâm.
Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, đều có thể đạt đến trạng thái Phật quả. Nhưng mỗi chúng sinh phải tự mình tiến bước để hoàn thiện và đạt được giác ngộ của bản thân.
Muốn tránh quả khổ đau, ta phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm, hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuốc lấy kết quả khổ đau về nơi mình.
Bởi Phật tính là bản chất tinh khiết và giác ngộ thực chất của chúng ta. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phước giáng họa cho ta. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình.
Đức Phật đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc của Ngài về điều này. Phật tính không những tồn tại mà còn dẫn dắt, đánh thức khả năng vô hạn cho tất cả chúng ta. Cho tới khi đạt được sự tỉnh giác trọn vẹn về Phật tính của chính mình. Và tự chúng ta trở thành những vị Phật giác ngộ.
Sứ mạng hóa độ của Đức Phật thật nặng nề và khó khăn. Nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, nhờ lòng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triệt để. Và nhờ ý chí dũng mãnh không thối chuyển mà Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng một cách viên mãn.