Mục Lục
1. Ý nghĩa tượng Địa Tạng Bồ Tát trong cuộc sống
Trong Kinh có nói, Địa Tạng Bồ Tát lúc còn tu nhân, đã nhiều đời nhiều kiếp không ngừng nghỉ vì bố mẹ mà phát thệ nguyện rộng lớn. Thệ nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh khổ nạn, cho đến khi họ thành Phật mới thôi. “Địa ngục chẳng trống không, tôi chẳng thành Phật”. Vì phát nguyện như vậy, nên bây giờ đã có vô lượng vô biên chúng sanh được Ngài độ thoát. Đã tu thành Phật đạo, đã thành Phật rồi nhưng Ngài vẫn còn ở địa vị Bồ Tát.
Địa Tạng Bồ Tát là bậc Đại sĩ phát đại nguyện độ chúng sanh thọ khổ trong địa ngục. Nhân vì Ngài an nhẫn trong khổ đau để tìm ra phương tiện cứu độ hết thảy. Địa ngục thọ khổ chúng sanh, dù bao chướng duyên hay khó nhọc. Ngài không bao giờ có một niệm thối tâm. Và không có điều gì có thể lay chuyển nổi đại nguyện đại tâm của Ngài. Vững vàng như đại địa cho nên được xưng danh là Địa Tạng.
Tuy nhiên đa phần chúng ta biết đến Ngài qua hình ảnh một vị Tỳ Kheo thân tướng trang nghiêm. Tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu, đầu trần, đứng trên hoa sen. Trên đầu tích trượng có sáu khoen tượng trưng cho pháp Lục Độ. Lục độ gồm có bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, bát nhã (trí huệ). Nếu một vị hành Đại Thừa Bồ Tát mà thiếu một trong các pháp này khó thành tựu đạo Bồ Đề.
2. Hiếu Là Bản Chất Của Người Phật Tử
Tay trái Bồ Tát cầm hạt minh châu tượng trưng cho Trí tuệ. Vì muốn phá vô minh, cần phải có Trí tuệ, Trí tuệ là ánh sáng quang minh nhất. Ánh sáng đó đủ công đức và oai lực soi sáng tất cả khắp chốn u minh. Khiến cho chúng sanh hiện đang bị giam cầm trong ngục tối. Sẽ trông thấy ánh sáng trí tuệ và đều được thoát khỏi khổ đau.
Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp. Là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp.
Quý vị hiếu thuận với cha mẹ mình, con cái của quý vị cũng sẽ hiếu thuận với quý vị. Còn nếu quý vị không hiếu thảo với song thân, con cái quý vị cũng không hiếu thảo với quý vị! Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử. Và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung.
3. Thực Hành Báo Hiếu Theo Chánh Pháp
Vì sao chúng ta phải học cách làm người? Làm người có ý nghĩa gì? Có người nói rằng: Tôi làm người một cách hồ đồ như vầy thì cũng xong thôi. Nói như thế là không phải!
Bổn phận của kẻ làm người là phải hiếu thảo với cha mẹ. Bởi cha mẹ chính là trời đất, là sư trưởng, và cũng là chư Phật. Có cha mẹ mới có mình, nếu không có cha mẹ thì mình không có được thân thể này. Mà không có thân này để tu hành thì mình sẽ chẳng bao giờ thành Phật được cả. Cho nên, muốn thành Phật thì trước tiên là phải trọn hiếu với cha mẹ.
Mặt khác, như đã nói đạo Phật quan niệm tất cả chúng sinh là cha mẹ của mình. Ngoài việc báo đáp thâm ân cha mẹ của mình hiện nay. Người Phật tử còn có nhiệm vụ báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời của mình bằng phương thức gián tiếp. Truyền bá tư tưởng hiếu đạo để cho những người con học tập, thực hành báo hiếu đúng chánh pháp. Đem đến lợi ích cho tất cả những người cha, người mẹ khác trong xã hội.
4. Biểu Pháp của nhà Phật
Hạnh nguyện cứu giúp chúng sanh đang chịu nhiều khổ đau của Bồ Tát Địa Tạng cần được tiếp nối. Và phát huy sâu rộng trong hành động và việc làm của người con Phật. Từ đó xây dựng một nền tảng đạo đức cơ bản cho xã hội con người. Truyền bá đạo hiếu sẽ tạo nên một truyền thống văn hoá tốt đẹp. Để xã hội có điều kiện xây dựng hạnh phúc cho con người.
Xem video về tượng Ngài trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.