Trong Kinh thường dạy chúng ta phải làm học tập và làm theo hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Âm. Thường thực hành giống như ngài, trong cuộc sống thấy người khốn khó phải ra tay giúp đỡ. Thấy người hoạn nạn phải hết lòng cứu nguy. Thấy người quả phụ, con côi phải sinh lòng từ bi mà giúp họ. Thấy chúng sanh sắp bị sát hại thì mở lòng từ bi cứu mạng, phóng sanh. Cứ mỗi ngày huân tập nhiều các việc thiện lành như thế. Mỗi ngày đều cố gắng thực hành hạnh nguyện Đại từ Đại bi của Phật Bà thì lúc nguy nan. dễ có được cảm ứng với Ngài. Tranh Quan Âm Tự Tại In Lụa
Việc treo tranh Phật Bà Quan Âm không phải là để cầu tài cầu lộc, cầu công danh sự nghiệp. Mà là mỗi ngày nhìn vào đức tướng trên tranh Phật Bà Quan Âm. Liền gợi nhắc chúng ta phải thực hành những đức hạnh này của Ngài. Nếu như chúng ta rèn luyện lâu ngày, tâm của ta rộng mở đến tất cả chúng sanh. Có thể yêu thương che chở hết tất cả mọi người thì tự nhiên hướng tâm đến Ngài. Cầu công danh sự nghiệp thì sẽ được thành tựu. Tranh Quan Âm Tự Tại In Lụa
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Tại sao vậy? Phật Bồ Tát và các thiện thần đều mong muốn có người chung tay cứu độ chúng sanh. Do vậy, nếu bạn đã có được tâm lợi ích vì chúng sinh rồi. Thì có thể giao phó trọng trách cho bạn để bạn cùng chung tay. Có danh lợi nhưng không bị dính bởi danh lợi, vẫn an nhiên tự tại, đó mới thật viên mãn. Tranh Quan Âm Tự Tại In Lụa
Với mười hai nguyện lớn, tầm thanh cứu khổ cứu nạn chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề này. Bồ Tát Quán Thế Âm ứng hoá, hiện thân ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta. Để giúp chúng ta vượt qua các sự khổ ách của cuộc sống. Chỉ cần trong cuộc sống mà gặp bất kỳ một tai ách nào. Khó khăn hoạn nạn nào mà chí tâm xưng danh hiệu .”Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. thì liền được Ngài giúp đỡ.
Thế nhưng, tại sao có người cầu được cảm ứng, lại có người cầu mà chẳng được cảm ứng?. Điều này căn bản nằm ở cái tâm chí thành, tin tưởng Ngài, thiết tha thì sẽ được cảm ứng. Một điều nữa khiến cho mọi người thường không dễ được cảm ứng là do nghiệp chướng quá sâu nặng. Lại không có trí tuệ, vốn không mở lòng từ bi với người khác, nên việc cầu khó có cảm ứng.
Cho nên khi hiểu ý nghĩa của việc treo tranh Quan Âm thì sẽ có nhiều lợi ích lớn. Mong rằng bạn sẽ thực hành đúng với những hạnh nguyện của Phật Bà Quan Âm. Và sẽ có được cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Ý nghĩa của việc treo tranh.
Tranh in lụa Phật Bà Quan Âm Bồ Tát không chỉ được các phật tử dùng để trang trí. Mà còn để thờ phụng nhằm thể hiện sự tôn kính, quý trọng. Và một đức tin sâu sắc về tín ngưỡng của mình. Người ta treo tranh để nhìn ngắm các Ngài hàng ngày. Giúp cho tâm hướng thiện, luôn thanh tịnh và tràn đầy yêu thương. Trước một cuộc sống còn nhiều những khó khăn và đau khổ.
Bức Tranh Quan Âm Bồ Tát mang ý nghĩa an ủi, nhắc nhở, khuyên bảo. Đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có những tiếng ai oán, khóc than, có những nỗi thống khổ. Quan Âm đều đến để cứu vớt. Chính vì điều đó cho nên Quan Âm Bồ tát tượng trưng cho tâm hạnh từ bi.
Vì hạnh từ bi tựa như tình thương vô điều kiện của người mẹ với con cái. Nên chúng ta thường thấy các bức tượng, tranh thêu hay tranh in Quán Âm đều là hình tướng nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chứ không phải Quan Âm thật là nữ giới.
Hạnh Từ Bi Của Quan Âm
Quan sát các bức tượng, tranh thêu, Tranh Quan Âm Tự Tại in lụa. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy tay trái Quan Âm cầm bình cam lộ. Tay phải cầm cành dương liễu. Nước cam lộ được rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó. Làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh.
Đặc điểm của nước cam lộ là vừa ngọt vừa mát, giúp cho chúng sanh thanh tịnh. Còn cành dương liễu yếu mềm dẻo dai nên khó gãy. Biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Bởi muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui. Mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được.
Ngoài những bức tranh được Quan Âm tự tại được in lụa bồi gấm. Thuận Duyên chúng con cũng xin gửi đến quý liên hữu một số dòng tranh Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền. Sắc nét và nghệ thuật khi diệu tướng các Ngài được họa tiết lại.
Xem video chất lượng cao trên youtube về Tranh:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.