Cũng như các vị Phật khác, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật khi thành Phật đều là viên mãn các lời đại nguyện. Do vậy, những người thờ mẫu tượng Phật Dược Sư, đều là những người chí tâm quy kính vào Ngài. Cuộc sống chính là hiện thực hoá các lời nguyện của Dược Sư Phật.
Nguyện vì chúng sanh “thọ vô lượng khổ”. Chính là tâm nguyện Bồ-đề của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni lúc mới sơ phát tâm. Và với Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì nguyện như vầy: “Nguyện con sau này, khi được tuệ giác vô thượng. Những kẻ bị mọi thứ bệnh khổ hành hạ mà không ai cứu giúp, không nơi nương tựa.
Không có y sĩ, không có dược liệu, không có thân thuộc, không có nhà cửa, nghèo nàn lắm khổ. Thì danh hiệu của con, một khi đi qua thính giác của họ. Là bệnh khổ đều tan biến, thân tâm an lạc, nhà cửa, thân thuộc và đồ dùng đầy đủ tất cả. Cho đến thực hiện được tuệ giác vô thượng.”
Mục Lục
Tâm lượng Phật Dược Sư rộng lớn
Chúng ta thấy Phật có tâm bố thí rất mực rộng lớn. Ngài dùng nguyện lực này để thỏa mãn các ước muốn của chúng sanh, những gì chúng sanh mong cầu. “Chẳng để chúng sanh có chỗ thiếu sót”, không để cho chúng sanh thiếu thốn một thứ gì. Cái gì cũng đầy đủ hết, khiến ai nấy đều xứng ý thỏa lòng, mọi sự tốt đẹp.
Có người nói rằng, tôi niệm danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai rồi tôi đến sòng bạc. Tôi mà thắng được một triệu đồng thì về sau tôi sẽ không đánh bạc nữa. Nếu quý vị thực lòng thì rất có thể quý vị sẽ được toại nguyện. Nhưng nếu quý vị nửa tin, nửa ngờ. Thì quý vị sẽ không thể dối gạt được Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Lợi ích của việc tụng niệm thần chú Phật Dược Sư là vô cùng to lớn. Chúng ta nên hình dung hình ảnh của Ngài trong khi niệm chú hoặc thiền định thì hiệu quả rất cao. Một phần của hình ảnh hóa có thể bao gồm việc nhìn thấy ánh sáng thần chú phát ra từ Ngài.
Chúng ta học Phật phải có trí huệ chân chánh. Trí huệ là sự phát triển cao cấp của Trí tuệ. Đi kèm với sự chế ngự của tâm trí và gia tăng định tâm.
Trí huệ là tâm thức
Trí huệ là cái ở bên trong của con người, được tích lũy và được giác ngộ qua nhiều kiếp sống. Trí huệ là một trạng thái của Tâm thức. Trí huệ còn liên quan đến tiềm thức.
Quý vị vốn ham cờ bạc và chỉ thấy người đến sòng bài rồi mang về nhà rất nhiều tiền bạc. Tình trạng đó sẽ mang lại kết quả gì? Mang đến phiền não và từ đó mà có “phiền não trược”.
Phiền não tức bồ đề
Đó là sự ô uế của các phiền não, như thâm, sân, si… bắt nguồn từ cái chấp ngã sai lầm. Điều này không được xứng ý, điều kia chẳng được toại lòng. Không suôn sẻ kiểu này, không thuận lợi kiểu khác, ở đâu cũng thấy phiền não.
Quý vị không thấy những trường hợp thua bạc. Quý vị không chịu hiểu rằng số người được bạc chẳng thấm gì so với số người thua. Sòng bạc là như vậy, có điều mắt quý vị chỉ nhìn thấy mấy người được bạc mà thôi.
Người ta gọi đây là trường hợp cảnh giới chuyển, nên quý vị bị cuốn hút vào sòng bạc. Quý vị càng đánh càng thua, quý vị càng phải đánh tiếp để gỡ vốn lại, nhưng đâu có gỡ được. Kết quả thành khuynh gia bại sản. Đó là phiền não!
Việc thờ tượng Phật không phải đơn giản chỉ là để cầu xin, cúng bái. Mà khi chúng ta thời cúng hình tượng vị Phật, Bồ Tát nào đó, là để nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, đối người tiếp vật, ứng xử tạo tác phải y theo lời dạy của vị Phật Bồ Tát đó.
>> Có thể bạn đang quan tâm tới tượng Địa Tạng Bồ Tát
Cho nên Phật Pháp là thực tiễn, không phải hình thức. Chúng ta đem những điều Phật dạy trong kinh Dược Sư ra thực tiễn trong cuộc sống này. Đó chính là đàn tràng Dược Sư tốt nhất rồi. Không cầu mà tự đắc.
Thông thường, khi làm đàn tràng Dược Sư, theo kinh Dược Sư có mô tả, thì bạn phải có đủ 7 vị Phật Dược Sư. Có đủ Tràng Phan, Bảo Cái, có đủ các vật phẩm như Đèn nến, hoa quả, nước cúng Phật, các món chay tịnh…
Do vậy, thông thường khi thỉnh Phật Dược Sư, mọi người thường thỉnh 7 pho tượng với 7 tư thế khác nhau của Phật Dược Sư về làm lễ đàn tràng. Còn nếu dùng để cúng bái, chiêm ngưỡng hàng ngày thì chỉ cần 1 pho tượng Dược Sư cầm bình thuốc là được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.