Lập bàn thờ để thờ tượng Tam Thế Phật tại gia có ý nghĩa hết sức quan trọng với Phật Tử. Nhưng thực tế thờ Phật như thế nào cho đúng Pháp lại không hề đơn giản. Và không phải ai cũng nắm rõ được điều này. Nếu như bạn đang có ý định thờ Tam Thế Phật tại gia thì cần lưu ý một số điều:
– Phải đặt bàn thờ tượng Tam Thế Phật hướng ra phía trước phải thoáng, không gian trang nghiêm. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ tượng Phật theo hướng đối diện với nhà vệ sinh. Nhà bếp, phòng ngủ hoặc những nơi xú uế, chân góc cầu thang, hướng nhà tắm. Đặc biệt bàn thờ cần chắc chắn, vững chãi và trang trọng.
– Không được thờ chung tượng Tam Thế Phật với Thần Thánh. Bởi thực tế thần thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi. Vẫn chưa thực sự ngộ giác hoàn toàn như giới Phật.
– Bàn thờ Tam thế phật phải được lập ở trên cao. Đồ dâng cúng Phật nên nhớ là đặt trên đĩa đựng trái cây riêng. Và đĩa đựng trái cây cúng Phật đó không được phép dùng cho việc khác. Kể cả là dùng cho bàn thờ gia tiên. Không bày đồ mặn và vàng mã trên ban thờ phật.
– Nếu như có bàn thờ gia tiên. Thì bạn cần đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hoặc bên phải của bàn thờ Phật, bởi Phật là thầy của chúng sinh khắp 10 phương 3 cõi. Ngay cả những người đã khuất cũng cần sự giác ngộ của Phật. Do đó cần đặt bên cạnh, không được đặt chính giữa cùng với bàn thờ tam thế phật.
Phật Bổn Sư Thích Ca, A Di Đà, Dược Sư Phật
Tam Thế Phật biểu thị gồm ba vị Phật của ba thế giới ở trung tâm. Ở phía Đông, phía Tây khác nhau, còn gọi là “Hoành Tam Thế” Phật. Ở trung tâm là đức Thích Ca Mâu Ni, Phật của thế giới hiện tại. Ở hai bên cạnh Phật là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Bên phải là A Di Đà Phật của thế giới Tây phương cực lạc. Hai bên là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Bên trái là đức Dược Sư Phật ở Đông phương thế giới Tịnh Lưu Ly. Tay trái cầm bát thuốc, tay phải cầm viên thuốc. Hai bên là Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát.
Theo giáo lý Đại thừa, đức Thích Ca Mâu Ni Phật dùng ba loại thân khác nhau để truyền pháp. Tức “Tam thân”, chính là “Pháp thân”, “Báo thân”, “ứng thân”. Hay còn gọi là “thân tự tánh”, “thân thọ dụng”, “thân biến hóa”. Một số hình thức của ba pho tượng Phật chính là biểu hiện của “Tam Thân Phật”. Như Thiên Thai tông lấy Tỳ Lô Giá Na Phật. Lô Xá Na Phật và đức Thích Ca Mâu Ni Phật làm Pháp thân Phật, Báo thân Phật và ứng thân Phật.
Pháp thân Phật chính là bản thân của Phật. Đại biểu cho chân lý tuyệt đối. Báo thân Phật là Phật thân biểu thị chứng đắc chân lý tuyệt đối tự thọ pháp lạc. Còn biểu hiện là thân được biến hiện để thuyết pháp cho Đại thừa Bồ Tát. Ứng thân Phật là thân biểu thị Phật vì muôn độ thoát chúng sinh thế gian. Nên ứng hiện tùy theo tình huống và nhu cầu khác nhau của tam giới lục đạo. Hoặc là thân của đức Thích Ca Mâu Ni, hoặc biến hiện hòa trộn với thế gian của trời, người,…
Xem video về tượng Tam Thế Phật trên youtube:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.