Tại sao Bồ Tát Đại Thế Chí lại hiện thân là tướng người cư sĩ?
Hạnh nguyện của Bồ Tát Ðại Thế Chí thuộc về tâm thức. Là sự tu tập thiền định tinh tấn trong đạo Phật có ích lợi cho chúng sanh rất nhiều. Muốn chúng sanh nghe pháp, thấu hiểu pháp thì cần phải cảm thông cho chúng sanh. Chỉ khi gần gũi và trở thành bạn lành của chúng sanh thì mới có thể làm được điều này. Bồ Tát là vị cư sĩ giản dị, dễ dàng đi khắp nhân gian để tiếp xúc với mọi người. Đại Thế Chí Bồ Tát
Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sanh. Tượng trưng cho sự nỗ lực dũng mãnh chân chính trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát. Điều này cho thấy hạnh nguyện của Ngài gần gũi với chúng sanh.
Ðại Thế Chí là một trong Tam Thánh ở cõi Tây Phương mà đức giáo chủ là Phật A Di Ðà. Đại Thế Chí với Đại Bồ Tát Quán Thế m là hai vị cao nhất trong số Bồ Tát. Ngài thường cùng Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm cùng Thánh chúng. Đến mười phương tiếp đón chúng sanh về cõi Cực Lạc để giáo hóa cho họ thành Phật. Đại Thế Chí Bồ Tát
Bồ Tát Đại Thế Chí là tâm vô ngã và bình đẳng chân thật. Không chấp tướng, không cầu danh, không chấp vào công đức đã làm. Cũng không dụng tâm cố ý cho người thấy để tán dương khen ngợi. Hạnh vô ngã, vô trụ, vô phân biệt của Bồ Tát chẳng sanh một niệm gì cả. Đó là chánh định và chánh niệm viên mãn tuyệt đối.
Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát trang nghiêm
Muốn cứu vớt chúng sanh về tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não ô nhiễm. Thấy rõ những ô nhiễm nơi mình và đồng thời cũng giúp cho họ. Có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô này để có thể hướng và đưa họ về cõi tịnh độ.
Đại Thế Chí vốn chẳng khác gì chúng ta. Ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni khi sanh nhiều kiếp thì Ngài cũng là chúng sanh như chúng ta. Chẳng qua là Phật, Bồ Tát nguyện phát bồ đề tâm, dũng mãnh tinh tấn, hành Bồ-tát đạo. Các Ngài đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho nên mới được giác ngộ. Và là một bậc giác ngộ trong số chúng sanh chúng ta.
Hiện giờ chúng ta và hết thảy chúng sanh đều là chư Phật trong vị lai. Cho nên Phật xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, là chư Phật trong vị lai. Ngài xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ. Do đó đối với mỗi chúng sanh Ngài đều có tâm hiếu thuận. Ngài xem mỗi chúng sanh đều là Phật trong vị lai, Ngài có lòng cung kính đối với mỗi chúng sanh.
Ðối với tất cả chúng sanh Ngài vừa có tâm cung kính, vừa có tâm hiếu thuận. Mắt trần của chúng sinh thấy như Bồ Tát Đại Thế Chí không làm gì cả. Nhưng thật sự tất cả Hạnh nguyện của Đại Thế Chí, làm với tinh thần tích cực. Và tinh tấn mạnh mẽ cao thượng tột cùng.
Ngài đối xử với hết thảy chúng sanh rất bình đẳng, nhìn chúng sanh với đôi mắt từ bi. Và cũng trên phương diện này, Bồ Tát là bậc giác ngộ trong chúng sanh. Ngài mang đạo lý mà Ngài giác ngộ được ra giáo hóa chúng sanh. Khiến hết thảy chúng sanh cũng đều giác ngộ giống như Ngài để được lợi ích. Cho nên gọi đó là “tự lợi, lợi tha.”