Xem video về tượng tam thế Phật đẹp trên youtube:
Tam thế Phật gồm những vị nào?
Trước tiên, chữ Thế trong tam thế có thể hiểu là Thời. Biểu thị gồm ba vị Phật của ba thế giới ở trung tâm và đông tây. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật nghĩa là vô lượng vô biên vô số chư Phật mười phương.
Mục Lục
1. Phật A Di Đà
A Di Đà được dịch là ánh sáng vô hạn, do đó Phật A Di Đà được gọi là Đức Phật Ánh Sáng. Theo Phật giáo Đại Thừa, tên của Ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ. Tức thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang tức ánh sáng vô lượng. Phật A Di Đà là giáo chủ của giới Cực lạc ở Tây Phương. Ngài được biết đến qua lời kể của Phật Thích Ca Mâu Ni. Có thể nói Ngài là vị phật của một thế giới khác. Theo các kinh điển, trong cuộc đời hoằng đạo của Phật Thích Ca. Ngài đã giới thiệu về Đức Phật A Di Đà và cõi nước mà ngài giáo hóa chúng sinh cho tín đồ của mình.
Theo Đại Kinh A Di Đà, ngài là Hoàng tử Kiều Thi Ca của nước Diệu Hỷ. Con của vua Nguyệt Thượng Luân và hoàng hậu Thù Thắng Diệu Nhân. Ở thời bấy giờ, có Đức Phật là Thế Tự Tại Vương Như Lai giáng sinh cứu độ chúng sinh. Khi nghe tin có Phật tái thế, ngài đã rời bỏ cung điện, xin xuất gia. Được Phật chấp nhận và cho thọ Tỳ kheo giới với hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Đứng trước Đức Phật, ngài phát 48 lời nguyện để độ mười phương chúng sanh. Nếu lời nguyện nào không viên mãn thề không thành Phật.
2. Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”. Thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả vinh hoa phú quý, địa vị danh lợi, vợ đẹp con xinh. Đã từ bỏ mọi sự hưởng thụ sung sướng để dấn thân vào rừng. Tu hành khổ hạnh, tìm cầu chân lý, cứu độ chúng sinh.
Do mỗi chúng sinh có căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. Và vì lòng thương chúng sinh nên sau khi thành đạo, Ngài đã đi gần khắp đất nước Ấn Độ. Ngài phải dùng rất nhiều phương tiện để hóa độ, hướng dẫn học về nương tựa chính pháp. Và dùng mọi phương tiện để hoằng pháp lợi sinh cho đến ngày nhập Niết-bàn. Phật Bổn Sư Thích Ca
Lời Phật dạy là ngọn đuốc sáng đưa con người ra khỏi si mê, tối tăm, mù mịt. Chúng ta tìm hiểu, thực hành và thấy được lợi ích của Phật pháp. Nên chúng ta có tâm nguyện đem ánh sáng Phật pháp đến với mọi người.
Người Phật tử có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng u mê, tối tăm. Nên phải làm sao để người thân của mình cũng hiểu Phật pháp, mọi người được an vui và hạnh phúc. Như khi ăn một món ngon, chúng ta thường nghĩ đến những người thân yêu và muốn chia sẻ với họ.
3. Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư, danh hiệu đầy đủ là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly ở Phương Đông. Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói: “Một niệm sân hận nổi lên, thì ngàn vạn cửa chướng ngại mở ra”. Cần có tâm không sân hận thì lúc đối diện nghịch cảnh mới không khởi tâm gây hại. Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Bồ-đề. Nếu có những hữu tình tu hành tà đạo thì ta sẽ khiến họ an trú trong đạo Bồ-đề. Còn nếu tu hành hạnh Thanh văn, Độc giác thì đều an lập nơi pháp Đại thừa.
Ngài nguyện cho hết thảy các loài hữu tình bỏ tà quy chánh, bỏ mê về giác, lìa khổ hưởng vui. Nguyện cho ai tu Tiểu thừa đều hướng về Đại thừa. Phát tâm Bồ-đề chân chính để tương lai thành tựu quả Phật. Ngài nguyện rằng: “Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo Bồ-đề”. Tức là khi phát nguyện thì Ngài chưa thành Phật. Ngài nói về đời sau này, khi Ngài chứng quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thờ tượng Tam Thế Phật đẹp có ý nghĩa gì?
Bộ Tôn tượng Tam Thế Phật mang ý nghĩa phổ quát. Các Ngài là những vị Phật có trí tuệ, đạo hạnh cao thâm. Đã dùng trí đức để cứu độ chúng sanh, dắt con người đi qua biển khổ luân hồi. Trong công cuộc cứu độ, dù trải qua hằng hà sa số kiếp cùng muôn vàn khó khăn thử thách. Các Ngài vẫn một lòng hướng thiện.
Theo văn hoá phương Đông, ý nghĩa của bộ Tôn tượng Tam Thế Phật có thể được hiểu như sau: Đây là bộ tượng tôn vinh công đức của các vị chư Phật ở nhiều không gian và thời gian. Nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại. Phải sống để sau khi nhìn về quá khứ đều là những ngày đáng quý. Đồng thời cũng cần vui vẻ, lạc quan hướng đến tương lai tốt đẹp. Khi chúng ta thành tâm đảnh lễ, chiêm bái, ngày ngày ngắm tượng các Ngài. Chúng ta sẽ học cách giữ tâm thanh tịnh, thoát khỏi phiền não, tìm được chân lý cuộc sống. Phát tâm nhân từ, tiêu trừ vọng tưởng, tạp niệm không đáng có. Từ đó tìm được hạnh phúc chân thật để cuộc sống an yên và vui vẻ hơn.