Mục Lục
1. Ý nghĩa tượng Địa Tạng Bồ Tát
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh căn bản cho người tu học Phật Pháp. Đây là bộ kinh nói căn bản về Hiếu Đạo. Là bộ kinh căn bản giúp xây dựng nền tảng của người tu học, đó là nền tảng Tâm Địa. Tâm Địa đúng đắn thì tu học sẽ đúng đắn.
Kinh Phật có câu “Dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng. Thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, chứa góp nhân vô lượng. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì…”
2. Biểu tượng của lòng Từ Bi và Cứu Độ:
Trong Kinh có nói, Địa Tạng Bồ Tát lúc còn tu nhân, đã nhiều đời nhiều kiếp không ngừng nghỉ vì bố mẹ mà phát thệ nguyện rộng lớn. Thệ nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh khổ nạn, cho đến khi họ thành Phật mới thôi. “Địa ngục chẳng trống không, tôi chẳng thành Phật”. Vì phát nguyện như vậy, nên bây giờ đã có vô lượng vô biên chúng sanh được Ngài độ thoát. Đã tu thành Phật đạo, đã thành Phật rồi nhưng Ngài vẫn còn ở địa vị Bồ Tát.
3. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy tâm địa của Ngài rộng lớn như thế nào. Vì thế mà ngài có danh hiệu là Địa Tạng Bồ Tát.
Bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là bộ kinh mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ở cung trời Đao Lợi 3 tháng trước khi Ngài nhập niết bàn. Cũng ở pháp hội này, Ngài đã phó chúc cho Địa Tạng Vương Bồ Tát. Sau khi Đức Phật nhập diệt thì Địa Tạng sẽ thay Đức Phật giáo hoá chúng sanh cho đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời. Thời gian này rất lâu, theo như trên Kinh là phải đến 5 tỉ 670 triệu năm nữa. Rồi sau khi Đức Phật Di Lặc trụ thế giáo hoá 84.000 năm. Nhập diệt rồi thì Ngài Địa Tạng lại tiếp tục nhận trách nhiệm giáo hoá chúng sanh. Công việc của Ngài Địa Tạng thật không có lúc ngơi nghỉ.
4. Hình tượng của tượng Địa Tạng Bồ Tát là một biểu pháp của nhà Phật
Hình tượng Địa Tạng Bồ Tát là hình tướng người xuất gia, đội mão hoặc để đầu trần. Đặc điểm dễ nhận diện nhất về Tượng Địa Tạng Bồ Tát là một tay cầm tích trượng, một tay cầm quả cầu lửa (hạt minh châu). Ngài có thể ở tư thế đứng hoặc ngồi trên đài sen, ngồi trên kỳ lân… Hình tượng của Ngài là một biểu pháp của nhà Phật.