Xem video chất lượng cao về tượng Phật Dược Sư 7 thế tay trên youtube:
Dược Sư Như Lai gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép. “Về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly. Tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.
Đức Phật Dược Sư là giáo chủ thế giới Tịnh lưu ly ở phương Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức. Nhờ trong khi tu hành Bồ tát đạo phát 12 đại nguyện giải trừ hết thảy bệnh khổ cho chúng sanh. Khiến họ đầy đủ căn lành và hướng về giải thoát. Nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới Tịnh lưu ly, trang nghiêm như thế giới Cực lạc.
Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Mười phương Như lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn chạy thì mẹ dẫu nhớ có làm gì được. Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời chẳng rời xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau quyết định thấy Phật”.
Bỏ mê quay về giác ngộ Phật Dược Sư (tượng Phật Dược Sư)
Chúng ta thấy quả là Phật hết sức thông cảm cho các chúng sanh. Dầu một chi tiết nhỏ có thể lợi ích cho chúng sanh Phật cũng không bỏ sót. Không ai quan tâm và thân thiết với chúng ta bằng Phật.
Chẳng khi nào Phật lại phát nguyện đại khái như: “Ta nguyện khi nào thành Phật. Ta sẽ hưởng phước như thế này, khoái lạc như thế kia”. Và quên hết các chúng sanh, Phật không bao giờ làm như vậy.
Niềm vui nhất Phật chứng được, Phật không muốn hưởng một mình mà muốn chia sẻ cùng tất cả chúng sanh. Phật phát nguyện thành tựu thiện nghiệp như vậy, đời đời kiếp kiếp thực hành đạo Bồ tát. Lợi mình lợi người, giác ngộ cho mình rồi giác ngộ người, độ mình độ người. Tóm lại là những lời nguyện đại Bồ đề.
Các Bồ tát phát thiện nguyện chính là những lời nguyện đó, nguyện thành tựu thiện nghiệp. Nguyện thành đạt thiện quả và thiện quả chính là thành Phật.
Thành Phật chẳng phải là “duy ngã độc tôn”, ngự trên đỉnh cao chót vót. Thành Phật chỉ là có trí huệ vượt trên chúng sanh. Bỏ mê quay về giác ngộ, lìa hết mọi thứ vọng tưởng điên đảo.
Đại nguyện của Phật Dược Sư
Nguyện đời sau này khi ta đắc đạo Bồ-đề, thân ta như ngọc lưu ly, trong ngoài sáng suốt. Sạch không vết nhơ, sáng sủa rộng lớn, công đức cao vời, thân khéo an trú. Lưới sáng trang nghiêm, sáng hơn cả mặt trời và mặt trăng. Chúng sanh ở nơi tối tăm, đều được sáng bừng, đâu cũng làm được, mọi sự như ý.
“Nguyện đời sau này khi ta đắc đạo Bồ đề, thân ta như ngọc lưu ly”. Nguyện khi ta thành Phật, thân ta sẽ giống như lưu ly. “Trong ngoài sáng suốt”, nghĩa là trong suốt từ trong ra ngoài. “sạch không vết nhơ”, bên trong không có vết, không có dơ bẩn, bên ngoài cũng vậy, hoàn toàn trong sạch.
“sáng sủa rộng lớn”, không thể nói là sáng rực tới độ nào, chỉ biết là sáng sủa rộng lớn. “công đức cao vời”, công đức thì cao vời. “thân khéo an trú”, thân thể của ta an ổn, không một bệnh tật gì. “lưới sáng trang nghiêm”, trang nghiêm bằng một thứ lưới sáng rực. “sáng hơn cả mặt trời và mặt trăng”, sáng hơn cả mặt trời, mặt trăng.
“Chúng sanh ở nơi tối tăm”, các chúng sanh ở nơi tối tăm. “đều được sáng bừng”, đều được sáng rực như vậy. “đâu cũng làm được”, tùy ý muốn đến chỗ nào thì được chỗ ấy. “mọi sự như ý”, việc gì cũng thành tựu, mọi sự như ý nguyện.